Dạy trẻ biết lắng nghe

Thứ năm - 17/12/2020 10:29
Dạy trẻ biết lắng nghe
Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói chuyện với... đầu gối. 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp
bạn dạy con biết lắng nghe hiệu quả.

 
Dạy trẻ biết lắng nghe
  • 1. Không để con làm việc riêng khi bạn đang nói
Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói chuyện với... đầu gối.
Vì vậy, khi nói chuyện với con, bạn nên dừng lại tất cả các công việc đang làm và yêu cầu con thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì những điều bạn nói mới 'lọt' vào tai chúng.
  • 2. Nhìn thẳng vào mắt trẻ
Khi trẻ đã tập trung hoàn toàn, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Nhắc nhở trẻ thực hiện ngay những yêu cầu của bạn. Nếu trẻ trì hoãn “Cho con 10 phút nữa, để con chơi xong trò chơi này rồi con sẽ làm”, bạn sẽ không ‘đàm phán’ với đề nghị của trẻ mà ‘buộc’ trẻ thực hiện ngay những lời bạn nói.
  • 3. Không lặp lại nhắc nhở nhiều lần
Nếu như bạn đã yêu cầu trẻ làm việc gì đó, nhưng trẻ vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và mắng chúng nên có tâm lý tránh xa bạn.

Sau khi nhắc nhở, nếu trẻ vẫn ngoan cố, hãy chỉ cho chúng thấy hậu quả của việc không nghe lời. Ví dụ: “Cha/mẹ đã nhắc nhở con dọn dẹp phòng mình 1 lần rồi. Nếu con không làm ngay bây giờ thì cha/mẹ sẽ không mua cho con bất kỳ thứ gì từ giờ đến cuối tháng’.
  • 4. Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi
Nếu trẻ ương ngạnh không nghe lời, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có hình phạt thích hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn như, với trẻ nhỏ, hình phạt úp mặt vào tường có hiệu quả răn đe rất tốt.
  • 5. Ngợi khen khi con vâng lời
Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của cha/mẹ khi chúng biết vâng lời. Đôi khi, một phần thưởng nho nhỏ như: 1 cái ôm, hay 1 que kem… thực sự là món quà vô giá giúp trẻ phấn chấn hơn rất nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bún thịt cua tàu hũ rau muống cà chua

Bữa trưa:

Món mặn: Gà kho nấm đông cô cà rốt
Món canh: Canh tôm khô khoai mỡ nấm rơm ngò rí

Bữa xế:

Laset: Yaout

Bữa chiều:

Bún gạo thịt heobap81 cải nấm đùi gà

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây