Chi chi chành chành cũng là trò khá quen thuộc với bất kỳ độ tuổi nào. Đồng thời, trẻ tham gia cũng không cần số lượng quá đông và không gian quá rộng. Chỉ cần 3 người tham gia và có một không gian thoải mái để ngồi. Với những bố mẹ muốn dành thời gian nghỉ ngơi buổi tối. Đây là gợi ý cực kỳ hoàn hảo.
Trò này cũng cần một người có vai trò quản trò. Người này sẽ đứng ra trước xoè bàn tay ra, để những người còn lại giơ ngón trỏ vào lòng bàn tay.
Do vậy, với những gia đình có từ 2 bé trở lên tham gia trò này khá hoàn hảo. Bố mẹ có thể đóng vai trò là người quản trò để tham gia cùng con.
Sau đó, mọi người sẽ đọc thật nhanh bài đông dao sau:
“Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đây được xem là trò chơi tập thể, thể hiện sự đoàn kết giữa đồng đội với nhau. Đồng thời, vì trò này đỏi hỏi sức lực nên sẽ an toàn hơn với các bé từ 5 tuổi trở lên. Tham gia trò chơi, chỉ cần ít nhất 6 người trở lên, chia thành 2 nhóm đều nhau.
Mỗi nhóm sẽ chia thành 2 phe đứng hai bên đầu dây thừng. Từng người một sẽ nắm lấy sợi dây thừng. Lúc này, người quản trò xác định vạch vị trí dưới sân và trên dây.
Khi quản trò hô “Bắt đầu”, hai đội hai bên cầm dây và ra sức kéo. Đội nào kéo thành viên đội còn lại bước qua vạch giữa trước sẽ là đội chiến thắng.
Đây là trò chơi cũng khá thú vị, đòi hỏi bé phải chạy nhảy, hoạt động rất nhiều. Do vậy, nó cũng cần số lượng nhiều bé và không gian rộng rãi, ít vật cản. Cá sấu lên bờ giúp con rèn luyện sự phản xạ, nhanh nhẹn và sự tập trung cao.
Một người hoặc bố mẹ sẽ vạch 2 đường cách nhau từ 3m trở lên tuỳ thuộc vào nhóm tuổi trẻ tham gia. Trong nhóm trẻ, sẽ có 1 bé đóng vai cá sâu, phải đứng bên ngoài 2 vạch trên. Những bé còn lại phải đứng ở mép bên ngoài 2 vạch đó, làm sao một chân thò ra bên ngoài hoặc nhảy ra ngoài.
Lúc này, các bé đứng trong bờ sẽ chọc tức cá sấu và vỗ hát “ Cá sấu, các sấu lên bờ”. Khi cá sâu quay lại, bé phải nhảy lên bé, bé nào không kịp bị cá sấu bắt sẽ phải xuống làm cá sấu.
Đây là trò giúp con tăng cường sự hoạt động thể chất nhiều nhất. Đặc biệt, bé sẽ được rèn luyện sức khoẻ và tăng cường dẻo dai khi tham gia trò này. Cách thức chơi cũng khá đơn giản nhưng cần không gian rộng rãi, ít vật cản.
Cần một sợi dây đủ dài, sợi dây này có thể thắt từ thun hoặc là sợi nhảy dây thông thường của bé.
Hai bé chơi sẽ cầm 2 dầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Hai bé này sẽ làm hiệm vụ cầm dây đưa qua lại cho những người còn lại nhảy. Nhiệm vụ các bé phải nhảy sao cho qua khỏi dây, không bị vướng lại sợi dây nào. Người nào thua sẽ phải thay thế người cầm dây.
Trò chơi này cũng được truyền lại khá lâu đời và đòi hỏi một sự khéo léo cực cao ở trẻ. Vì đây là trò có độ khó nhiều nên đối tượng tham gia sẽ là những trẻ lớn.
Đa phần “Đi cà kheo” thường được tổ chức và xuất hiện trong nhiều lễ hội lớn. Đặc biệt là lễ hội truyền thống hiện nay. Số lượng người chơi tham gia khá đông và cần chia thành hai đội để thi với nhau.
Để tham gia trò này, cần những cây cà kheo làm bằng tre, độ cao của bệ đặt chân cách mặt khoảng 1,5m – 2m. Từng người của từng đội sẽ đi trên cây cà kheo để thi đấu. Lúc này cả hai đội sẽ thi nhau chạy về đích.
Đội nào có số lượng người chơi chạy về đích trước và nhiều nhất sẽ thắng. Nếu ai ngã khi đang đi sẽ bị loại khỏi trò chơi.
Với trò này, bé sẽ được rèn luyện khả năng tinh mắt và nhạy về thính giác. Đồng thời, khu vực tổ chức trò chơi cũng cần rộng rãi và nhiều vật lớn để các bé có thể trốn.
Vì vậy, thông thường trò chơi này sẽ được tổ chức tại các trường học và trong toàn bộ căn nhà. Những không gian này có thể giúp các bé dễ dàng trốn và độ khó tăng cao hơn.
Trong nhóm người sẽ cử ra một người chơi. Nhiệm vụ của bé này sẽ nhắm mắt và úp vào một bề mặt hoặc đeo miếng vải lại. Lúc này bé sẽ đọc “5-10-15-20-….-100, sau khi đọc xong bé mở mắt ra và tìm những bé khác. Các bé còn lại sẽ có nhiệm vụ phải tìm chỗ trốn thật kỹ, tránh để bị bắt.
Trong khoảng thời gian quy định, bé nào bị bắt sẽ là người thua cuộc và bị phạt. Bé nào trốn kỹ nhất sẽ là người thắng cuộc.
Với trò này, không cần phải đòi hỏi không gian quá rộng rãi, bé cũng có thể tự chơi ngay tại nhà. Đồng thời, trò này giúp bé tăng cường thể lực và sự dẻo dai cho bản thân. Chính vì vậy, nó khá có ích đấy.
Kẻ thành 10 ô vuông như hình trên. Mỗi người sẽ có một đồng xu để thảy vào từng ô.
Người chơi có nhiệm vụ nhảy làm sao tránh được các ô chứa đồng xu. Nhảy hết một vòng bé quay lại lấy đồng xu và thảy sang ô khác và nhảy về đích để bé khác tiếp tục lượt. Cứ như vậy, ai thua sẽ phải bị phạt và tổ chức trò chơi lại từ đầu.
Bịt mắt bắt dê sẽ giúp tăng khả năng phán đoán, tập trung và thính giác của trẻ. Đây là trò chơi được tổ chức khá nhiều tại các trường mầm non. Vì đòi hỏi số lượng bé tham gia phải đông cùng khu vực rộng rãi, thoải mái.
Đầu tiên sẽ giúp các bé tham gia trò chơi “Tay trắng tay đen” để tìm ra 2 người thua. Và 2 bé này sẽ có nhiệm vụ, bịt mắt lại và đi tìm dê. Các bé còn lại sẽ đóng vai những chú dê, tạo thành vòng tròn nắm chặt tay nhau.
Lúc này các bé sẽ tạo ra nhiều tiếng động, tiếng nói nhằm làm loãn thông tin nghe của 2 bé bị mắt. 2 bé bịt mắt phải làm sao bắt được những con dê còn lại. Bé nào bị bắt đầu tiên sẽ vào thay thế người đi bắt dê.
Đây ắt hẳn không phải là trò chơi quá xạ lạ với bất kỳ bố mẹ nào. Vì thời còn thơ ấu, nhiều phụ huynh cũng đa từng tham gia chơi trò thú vị này. Nhảy bao bố giúp rèn luyện trẻ sự cân bằng, khéo léo khi nhảy cũng như sự nhanh nhẹn của con.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bánh mì cá mòi hộp
Bữa trưa:Món mặn: Thịt gà chiên nước mắm chua ngọt
Món canh: Canh thịt bò bắp cải nấm kim châm
Món rau: Cải thìa luộc
Sữa chua
Bữa chiều:Phở sườn heo củ sắn nấm đùi gà lá quế
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến