TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊM CHỦNG

Thứ sáu - 22/01/2021 10:33
Trước khi vắc xin ra đời, các bệnh như bại liệt, sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao… thường là các bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng suốt đời và có thể gây thành đại dịch. Từ khi có vắc xin, trên thế giới tỉ lệ tử vong do các bệnh này gây ra giảm đáng kể. Việc tiêm chủng đúng lịch và đủ liều sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho bé.
          Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội. Việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong hai năm đầu đời. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
          Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ tránh được những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, quai bị... Đồng thời giúp trẻ giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng. Hầu hết các vắc xin tiêm cho trẻ em có hiệu lực đối với khoảng 85% - 95% các trường hợp được tiêm chủng. Cũng giống như bất cứ loại thuốc nào khác, khi vắc xin được đưa vào cơ thể sẽ có một số phản ứng phụ xuất hiện. Ở một số trẻ, phản ứng phụ xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin gồm: Phát ban và sốt nhẹ. Những phản ứng phụ như dị ứng nghiêm trọng hay đe dọa đến mạng sống, thực tế đều rất hiếm.
          Vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh. khi mọi người được tiêm vắc xin, sẽ ít có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Vắc xin không chỉ bảo vệ cho một cá nhân cụ thể mà cho cả cộng đồng. Đó là lý do tại sao vắc xin lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Giảm chi phí khám chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài vì đã được tiêm phòng trước đó. 
          Nguy cơ nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn
          Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.  Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi rải rác xảy ra như dịch sởi, rubella... Điều này cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bánh canh thịt cua cà rốt nấm bào ngư

Bữa trưa:

Món mặn: Cá diêu hồng kho nghệ hành lá
Món canh: Canh chua thịt gà đậu bắp cà chua bạc hà rau om
Món rau: Đậu que xào

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Bún gạo thịt bò trứng cút su hào nấm rơm

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây