Kế hoạch y tế học đường. Năm Học 2020 - 2021

Thứ năm - 07/01/2021 08:35
     
    PHÒNG GD&ĐT  DẦU TIẾNG
    TRƯỜNG MN THANH TÂN
 
   
 
   

     Số:   /KH-MNTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 


              Thanh  An, ngày 15 tháng 09 năm 2020
 
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
Năm học 2020 - 2021
 
 
 
 Căn cứ Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 22/8/2016 của UBND huyện Dầu Tiếng về việc triển khai công tác Y tế học đường năm học 2020-2021 trên địa bàn;
Căn cứ công văn số 13/2016/TTLT – BYT – BGD ĐT ngày 12/5/2016 của Bộ y tế và Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội, quy định về công tác  y tế trường học.
Căn cứ vào Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của trường mầm non Thanh Tân.
Trường mầm non Thanh Tân xây dựng Kế hoạch hoạt động công tác Y tế học đường  năm học 2020-2021 như sau:
I, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1, Đặc điểm chung của trường
Trường mầm non Thanh Tân với 124 học sinh chia làm 4lớp.Tỉ lệ trẻ ra lớp tương đối đông.
- Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề công nhân cạo mủ.
2, Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến việc đầu tư xây dựng phòng y tế .
- Nhà trường mới được xây dựng theo quy chuẩn của trường chuẩn Quốc gia, có phòng y tế riêng được trang bị đầy đủ trang thiết bị sơ cấp cứu và thuốc thiết yếu.
- Có nhân viên y tế chuyên trách, không phải kiêm nhiệm công việc khác.
3, Khó khăn
- Do đời sống của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của con em.
- Phụ huynh chưa có thói quen, chưa quan tâm đến việc khám sức khỏe định kì cho con em mình.
- Trẻ lứa tuổi mầm non nên khả năng tự bảo vệ bản than còn thấp, dễ xảy ra tai nạn thương tích khi tham gia các hoạt động vui chơi.Đặc biệt, ở lứa tuổi này sức đề kháng của cơ thể còn thấp nên dễ bị mắc các dịch bệnh theo mùa hoặc đột xuất.

II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
- Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong các trường học, đảm bảo cho học sinh được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe của học sinh.
- Tiếp tục củng cố nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác y tế học đường.
- Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và dự phòng các bệnh thường gặp cho học sinh.
- Thực hiện việc giám sát phát hiện sớm dịch bệnh trong trường học và các cơ sở giáo dục để xử lý kịp thời, triệt để. Kiểm tra, giám sát công tác An toàn vệ sinh thực phẩm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục.
2. Mục tiêu kế hoạch
2.1 Trang bị những đồ dùng và thuốc thiết yếu cho phòng y tế của trường
2.2 Quản lí và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường cho học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên
2.3 Tuyên truyền, giáo dục tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh,CBGVNV nhà trường và phụ huynh học sinh.Vận động học sinh tham gia bảo hiểm thân thể để không may trẻ bị ốm hoặc xảy ra tai nạn rủi ro gì sẽ được bồi thường một khỏa tiền để bồi dưỡng sức khỏe cho trẻ.
2.4 Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường,phòng chống các dịch bệnh, bệnh tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học, thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban dầu.
2.5 Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.
2.6 Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế học đường theo quy định.
3.Mục tiêu cụ thể:
Tủ thuốc nhà trường được trang bị những dụng cụ, thuốc thiết yếu cơ bản như : bông, băng, thuốc sát trùng, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc trị bỏng, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nẹp cố định..
- 100% học sinh được khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe; thông báo tình trạng sức khỏe tới gia đình của 100% học sinh bị nghi ngờ mắc bệnh.
- 100% trường học được kiểm tra công tác y tế trường học (YTTH) ít nhất 01 lần/năm, kiểm tra công tác ATTP ít nhất 02 lần/năm.
- 100 %  trẻ ăn bán trú tại trường, bếp ăn có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các điều kiện ATTP và không để ngộ độc thực phẩm xảy ra.
- 100% Hiệu trưởng/người đứng đầu cơ sở giáo dục; người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh có giấy xác nhận kiến thức về ATTP và khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
- 100% trường học có sử dụng thực phẩm được kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đầu vào.
- CBGVNV và PH học sinh biết cách phòng, phát hiện và xử trí một số bệnh , tật thường gặp.tăng tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm thân thể.
- Thực hiện kiểm tra vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Có kế hoạch chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
- 100% CBGVNV được tập huấn và xây dựng "Trường học an toàn".Làm tốt công tác khảo sát các nguy cơ phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra.Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Thực hiện kịp thời các công văn chỉ đạo của ngành, y tế địa phương.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác y tế đúng thời gian quy định.
III/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
A. NỘI DUNG
1. Công tác chỉ đạo:
- Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) của nhà trường đã  được thành lập với đầy đủ các thành phần . Nhà trường  đã kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh: Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, Phó trưởng ban là Trạm trưởng trạm y tế phường, ủy viên thường trực là nhân viên y tế trường học, các ủy viên khác là tổ trưởng tổ nuôi, tổ trưởng tổ hành chính (đối với cơ sở giáo dục Mầm non), Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Xây dựng các kế hoạch và văn bản triển khai công tác YTTH.
- Chỉ đạo, đôn đốc CBGVNV thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh.
2/ Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGVNV và  phu huynh, học sinh với các kiến thức phù hợp, tập trung vào các nội dung như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiểm soát thực phẩm an toàn, nhận biết sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn, điều kiện, thời gian bảo quản thực phẩm; trách nhiệm trong việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn…giúp học sinh nhận thức và thực hành đúng. Lồng ghép với chiến dịch truyền thông  Hành trình 10 triệu bàn tay sạch hướng dẫn học sinh rửa tay và giữ gìn bàn tay sạch phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, ATTP cho học sinh tại gia đình và phối hợp với nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh đảm bảo ATTP.
- Hình thức tuyên truyền phong phú: tích hợp trong các bài giảng điện tử chính khóa qua các câu truyện kể phù hợp với lứa tuổi mầm non.…tổ chức nói chuyện theo chủ đề phòng chống dịch bệnh qua các buổi họp công tác tháng, tổ chức tọa đàm, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tham quan học tập….
3. Về công tác cơ sở vật chất, trang thiết bị
Đảm bảo nhân viên phụ trách công tác y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo Quyết định số 827/QĐ-SYT ngày 06/5/2015 của sở Y tế Hà Nội.
4. Công tác bồi dưỡng, tập huấn:
- Tiếp tục tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về YTTH do phòng giáo dục đào tạo và trung tâm y tế Huyện tổ chức.
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho nhân viên phụ trách công tác y tế của nhà trường được tập huấn, bồi dưỡng và học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
5. Phối hợp với y tế - giáo dục:
- Triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các nhà trường (Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh theo Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác y tế trường học), sơ cấp sứu ban đầu, phòng, chống cận thị học đường, hen phế quản....Thông báo các trường hợp mắc bệnh cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP, phòng, chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong trường học và thực hiện tốt việc thông tin, báo cáo trường hợp học sinh mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch để phối hợp xử lý dịch.
6. Công tác kiểm tra, giám sát:
- Thực hiện việc tự kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác y tế, ATTP trong nhà trường.
7. Đánh giá thi đua:
Đưa kết quả hoạt động YTTH, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh trường lớp, hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ vào chỉ tiêu thi đua từng lớp.
B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để công tác y tế học đường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh có hiệu quả, kế hoạch hoạt động y tế học đường trong năm học 2020 – 2021 đề ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như sau:
         1.Trang thiết bị đồ dùng thiết yếu cho phòng y tế
Tăng cường trang thiết bị cho phòng  y tế
- Bổ sung kịp thời những vật dụng thiết yếu như: nhiệt kế điện tử, bông, băng, gạc…
- Có giường bệnh để lưu trú khi học sinh hay CBGVNV bị bệnh, tủ thuốc y tế, các loại sổ sách.
* Giải pháp:
- Học hỏi các trường trong địa bàn, tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thực hiện tăng cường trang thiết bị cho phòng y tế.
2.Quản lí và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường cho học sinh và CBGVNV:
- Cân, đo cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì :1 tháng/ 1 lần. Cân, đo cho trẻ trên 24 tháng tuổi 1 quý/1 lần ( 3 lần trong 1 năm học : đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học).
- Khám sức khỏe định kì 02 lần/ năm cho 100 % trẻ.Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh đưa con đến cơ sở y tế để điều trị.CBGVNV nhà trường được khám sức khỏe 1 lần/ năm.Riêng nhân viên nuôi dưỡng được khám sức khỏe 02 lần/ năm.
- Thực hiện ghi chép hồ sơ, sổ sách đầy đủ.
- Quản lí và hướng dẫn việc sử dụng tài liệu, sổ sách được cấp.
* Giải pháp
- Ghi chép hồ sơ, sổ sách đầy đủ.
- Thực hiện phân loại bệnh, phân loại sức khỏe cho trẻ sau khi khám bệnh cho học sinh. Thông báo kết quả cho phụ huynh học sinh được biết.
- Thường xuyên kiểm tra ca, cốc uống nước cho học sinh. Kiểm tra nước uống cho học sinh.
3. Tuyên truyền, giáo dục tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh, CBGVNV nhà trường và cha mẹ học sinh. Vận động học sinh tham gia Bảo hiểm thân thể.
.  - Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy định về trường học an toàn,  phòng chống tai nạn thương tích trong các trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 4458/2003/QĐ-BGD-ĐT ngày 22/8/2007
    - Ngoài việc tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường còn tổ chức giáo dục truyền thông phòng chống một số bệnh dịch như : bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay – chân – miệng,bệnh tiêu chảy cấp,bệnh đường hô hấp,một số bệnh tật học đường…
    - Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác Bảo hiểm đối với học sinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong trường học, tăng tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm than thể.
    - Sử dụng có hiệu quả tỉ lệ % nguồn thu phí Bảo hiểm thân thể để lại trường quản lý và sử dụng vào các mục sau : 
+ Tham mưu với ban lãnh đạo trường trong việc mua sắm trang bị phòng y tế, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
 * Giải pháp:
- Đưa ra kế hoạch, thực hiện tuyên truyền về các bệnh, tật học đường với toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, ưu tiên đối với các bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi mầm non.
- Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm phổ biến việc tham gia Bảo hiểm thân thể.
- Thực hiện kịp thời các kế hoạch và công việc theo các công văn của phòng y tế và phòng giáo dục.
4. Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học, thực hiện sơ cứu – cấp cứu ban đầu.
- Kiểm tra vệ sinh trường lớp hàng ngày.
- Thường xuyên kiểm tra nhà vệ sinh của học sinh, xây dựng nhà vệ sinh thân thiện với học sinh.
- Tăng cường tuyên truyền các bệnh, tật học đường thường gặp để phòng chống kịp thời.
* Giải pháp:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra vệ sinh trường lớp, giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.
5. Thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.
-  Thực hiện kịp thời các công văn, chỉ đạo của ngành: tập huấn, học hỏi, đi thực tế để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
6. Sơ kết, tổng kết và báo cáo  kết quả công tác y tế trường học:
- Thực hiện tổng hợp hồ sơ khám chữa bệnh của học sinh
- Báo cáo tổng kết cuối năm theo quy định.
7. Dự trù kinh phí hoạt động trong y tế trường học:
- Tổng kinh phí: 2.500.000đ ( Trích từ nguồn bảo hiểm tại nạn học sinh năm học 2020 – 2021
Trong đó:
+ Mua bổ sung trang thiết bị y tế, các loại thuốc thiết yếu
+ Hỗ trợ công tác khám sức khỏe cho trẻ
+ Giấy , mực in kế hoạch , báo cáo, hình ảnh, tài liệu tuyên truyền…
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Ban giám hiệu
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện công tác y tế học đường của đơn vị.
- Tổ chức chỉ đạo CBGVNV thực hiện tốt các quy định về ATTP theo quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định điều kiện ATTP đối bếp ăn bán trú của trường,các nội dung của công tác YTTH quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân và Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác y tế trường học.
- Phối hợp với y tế phường triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh khi có nguy cơ xảy ra dịch, bệnh hoặc xảy ra dịch, bệnh  trong trường học.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” tới cán bộ, giáo viên, học sinh; đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” hàng tháng tại các bộ phận, lớp trong trường. Đưa nội dung tuyên truyền về ATTP cho CBGVNVvào các giờ sinh hoạt, họp công tác tháng của nhà trường.
- Căn cứ các yêu cầu, nội dung Kế hoạch, xây dựng kế hoạch công tác Y tế trường học của trường gắn với công tác ATTP và tổ chức thực hiện tốt yêu cầu, nội dung Kế hoạch; phát động phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” năm học 2016 -2017 trong nhà trường. Thực hiện ngay công tác tổng vệ sinh môi trường, nhà bếp, nhà ăn dụng cụ chế biến, chứa đựng thức ăn, nước uống; bổ sung cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm phục vụ học sinh và giáo viên vào chiều thứ 6 hàng tuần.
- Phát huy vai trò của của các đoàn thể trong nhà trường và vai trò giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác ATTP. Ban đại diện cha mẹ học sinh cử đại diện tham gia BCĐ bán trú, phối hợp với nhà trường giám sát nguồn gốc, chất lượng, giá cả thực phẩm của các nhà cung cấp.  
- Tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý về công tác YTTH và ATTP tiến hành thanh kiểm tra giám sát định kỳ đột xuất theo quy định. Tiếp thu và khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại. (nếu có)
- Thường xuyên theo dõi thông tin từ website của các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và các văn bản của UBND Quận, phòng Y tế danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ATTP và các cơ sở vi phạm ATTP để lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm đảm bảo ATTP.
2.Nhân viên y tế và GVNV
- Nhân viên y tế nhà trường và CBNV nhà trường tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về công tác YTTH và ATTP. Tham gia buổi truyền thông ngoại khóa về ATTP trong trường học. Tham gia buổi tập huấn về ATTP cho CBGVNV, người liên quan đến thực phẩm, nhân viên nhà bếp, nuôi dưỡng.
- Đề xuất kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP trong trường học, tăng cường đầu tư cho công tác y tế trường học về mọi mặt đảm bảo triển khai tốt công tác phòng bệnh, sơ cấp cứu tại trường học.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo ngộ độc thực phẩm theo quy định.
-  Định kỳ báo cáo kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh theo quy định./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT
- Lưu VP.
                           TM. NHÀ TRƯỜNG
                              HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
                            Nguyễn Thị Kim Dung
 
 
 
 



























 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TỪNG THÁNG
 
TT Thời gian Nội dung Ghi chú
1

9/2020
-Kí hợp đồng mua thực phẩm với các nhà cung ứng
- Lập dự trù mua thuốc.Mua bổ sung cơ số thuốc theo quy định.
- Kiểm tra nhà vệ sinh học sinh và nhân viên.
- Kiểm tra vệ sinh trường lớp.
- Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học.
- Tuyên truyền trong giáo viên, phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức về thực hành tốt VS ATTP, về các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như : tiêu chảy cấp, tay- chân- miêng, sốt xuất huyết…
- Hưởng ứng tháng ATGT – VSMT, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Cân đo sức khỏe cho trẻ lần 1. Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.Phối hợp với trạm y tế phường đưa ra kế hoạch khám sức khỏe lần 1 cho học sinh toàn trường.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Vận động PHHS đóng Bảo hiểm thân thể.
- Khảo sát điều kiện gây tai nạn thương tích cho trẻ.
 
2 10/2020 -Kiểm tra VS bếp ăn, giao nhận thực phẩm, lưu nghiệm thức ăn và việc thực hiện quy chế chăm sóc trẻ.
-Kiểm tra vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Cân, đo cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Tiến hành phân loại sức khỏe cho học sinh và quản lý, lưu hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh .Thông báo kết quả KSK cho PHHS được biết để PH có kế hoạch cho con đi khám chuyên khoa và điều trị bệnh kịp thời.
- Kiểm tra điều kiện đồ dùng đồ chơi phòng tránh TNTT cho trẻ.
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa
 
3 11/2020 - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhà trường
- Khảo sát nguy cơ,phòng tránh TNTT cho trẻ trên 100 % nhóm lớp.
- Cân, đo cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
-Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
 
4 12/2020 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhà trường
- Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ dướu 36 tháng tuổi đi uống vitamin A.
- Tổ chức cân, đo lần 2 cho trẻ toàn trường.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra vệ sinh bếp ăn, vệ sinh kho lương thực, đồ dùng CSND các lớp nhóm, việc thực hiện QCCS của giáo viên.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
- Kiểm tra điều kiện đồ dùng đồ chơi phòng tránh TNTT cho trẻ.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm và tham gia xây dưng thực đơn của trẻ.
 
5 01/2021 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.Tuyên truyền Phụ huynh thực hiện tốt VSATTP và phòng chống rét cho trẻ.
- Cân, đo cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
-Mua bổ xung một số thuốc vào tủ thuốc nhà trường.Kiểm tra hạn dùng các loại thuốc, loại bỏ và tiêu hủy các thuốc hết hạn dùng.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
-Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Báo cáo công tác y tế học đường học kì I
 
6 02/2021 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa trong nhà trường
-Tổ chức cân, đo lần 3 cho trẻ toàn trường.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
 
7 03/2021 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa xuân trong nhà trường
- Kiểm tra bếp ăn và đồ dùng nuôi dưỡng cá nhân trẻ
- Cân, đo cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra điều kiện đồ dùng đồ chơi phòng tránh TNTT cho trẻ.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
 
8 04/2021 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhà trường
-Tổ chức cân, đo lần 4 cho trẻ toàn trường.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe lần 2 cho trẻ toàn trường.
- Kiểm tra phòng tránh TNTT trên các lớp
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.
- Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
 
9 05/2021 - Cân, đo cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ béo phì.Đánh giá vào biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra vệ sinh bếp ăn.
-Sơ cứu và xử lý một số bệnh thông thường.
- Tổng kết công tác y tế học đường năm học 2020-2021
- Rà soát lại số thuốc tồn và những dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Kiểm tra điều kiện đồ dùng đồ chơi trên các lớp phòng tránh TNTT cho trẻ.
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa hè.
- Báo cáo tổng kết công tác y tế học đường năm học 2020 – 2021.
 
10 06/2021 -Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ dưới 36 tháng tuổi đi uống vitamin A và phòng chống dịch bệnh mùa hè.
- Cân, đo đầu trẻ vào hè
- Mua bổ xung thuốc vào tủ thuốc của trường
- Tổng vệ sinh trường lớp.
 
11 07 + 08/2021 - Cân, đo đầu trẻ cuối hè
- Củng cố góc y tế,trang bị đủ cơ số thuốc vào tủ thuốc của trường theo quy định.
- Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trên 100 % lớp.
- Tổng vệ sinh trường lớp.
 
       
  
                 
  Phó Hiệu trưởng                                                         Người lập kế hoạch
 



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bánh mì cá mòi hộp

Bữa trưa:

Món mặn: Thịt gà chiên nước mắm chua ngọt
Món canh: Canh thịt bò bắp cải nấm kim châm
Món rau: Cải thìa luộc

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Phở sườn heo củ sắn nấm đùi gà lá quế
 

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây