KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY - CHÂN - MIỆNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Thứ ba - 22/10/2024 08:45
        KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY - CHÂN - MIỆNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Căn cứ công văn số 1988/UBND-VX, ngày 29 tháng 08 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân huyện Dầu Tiếng về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trong mùa tựu trường;
Căn cứ Kế hoạch số   /KH-MNTT ngày   tháng   năm 2024 của Trường MN Thanh Tân về phòng chống các loại dịch bệnh trong trường học;
Trường MN Thanh Tân xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh Tay - chân - miệng năm học 2024 - 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
- Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ. Tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho GV, PHHS, trẻ về tác hại của bệnh Tay - Chân - Miệng và các biện pháp phòng tránh.
- Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
- Hạn chế thấp nhất số trường hợp mới mắc.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Tuyên truyền sâu rộng trong CBGVNV, phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly, giám sát, khử trùng tại nơi ở và nơi học tập, vui chơi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học và đến tận phụ huynh. Thường xuyên theo dõi số học sinh nghỉ bệnh: tìm hiểu lý do nghỉ bệnh, các triệu chứng của bệnh trong thời gian xảy ra dịch.
- Thường xuyên giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.
- Hướng dẫn khử trùng bằng hóa chất Cloramin B tại các lớp học và bếp ăn.
III. PHÒNG BỆNH
  1. Nguyên tắc phòng bệnh:
  - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
  - Áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá (phân - miệng), đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
  2. Phòng bệnh ở trường mầm non:
Nhiệm vụ của giáo viên :
* Vệ sinh phòng học, bếp :
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác như: xà phòng, Vim, Dung dịch Javel ....
- Cách pha Cloramin B 2% để khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng 100g Cloramin B 25% pha trong 10 lít nước. Tốt nhất pha và sử dụng trong ngày. Nếu không có cân có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất khử trùng, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g.
Quy trình khử khuẩn cần tiến hành qua 2 bước:
+ Ngâm vật dụng hay đồ chơi của trẻ với dung dịch khử khuẩn pha sẵn, để trong 15 phút (diệt khuẩn). Sau đó rửa vật dụng hay đồ chơi bằng nước sạch (xóa sạch chất khử khuẩn đã sử dụng) rồi lau khô bằng khăn sạch hay phơi nắng.
+ Lau chùi sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn đã pha sẳn (có thể sử dụng dung dịch cloramin ngâm vật dụng, đồ chơi cuat trẻ để chùi sàn nhà) để trong 15 phút (diệt khuẩn). Sau đó lau chùi sàn nhà bằng nước sạch (xóa sạch chất khử khuẩn đã sử dụng). Trước khi học sinh vào lớp hoặc khi ra về.
- Nhà bếp phải bảo đảm điều kiện vệ sinh và cách biệt với nhà vệ sinh và nguồn ô nhiễm khác.
- Cơ sở phải có đủ nước sạch và xà phòng. Đủ vòi nước cho trẻ rửa tay
- Thùng rác phải có nắp đậy.
- Phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.
2. Tổ chức thực hiện
- Triển khai giám sát, khoanh vùng khi phát hiện ra ca dịch đầu tiên và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền đến tận phụ huynh, giáo viên và các trẻ về phòng chống dịch Tay - Chân - Miệng.
- Tăng cường giám sát dịch bệnh tại trường, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần cách ly kịp thời và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Giám sát tình hình dịch bệnh tại trường để phát hiện các trường hợp bị mắc bệnh, cách ly các cháu bị bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế lây lan trong lớp học, nhà trường.
3. Các biện pháp xử lý ổ dịch.
3.1.Tại trường học:
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh, giáo viên và nhân viên cấp dưỡng các kiến thức về đường lây truyền, các biện pháp vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Tay - chân - miệng.
- Phát hiện trẻ bị mắc bệnh, cho trẻ nghỉ tại nhà không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh đến khi trẻ hết loét miệng và các phỏng nước.
- Khi có 2 trẻ trở lên trong 1 lớp học bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca bệnh cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.
- Bản thân cán bộ y tế và các cô giáo theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp có các biểu hiện như: Sốt, xuất huyết, loét miệng, phỏng nước thì thông báo cho gia đình, cơ sở y tế xử lý kịp thời.
- Bảo đảm tất cả trẻ, CBGVNV trong trường thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “Phân - Miệng” khác như: ăn chín uống sôi.
- Thường xuyên giám sát việc thực hiện VSATTP, vệ sinh khu vực chế biến, bát đũa phải được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi sử dụng.
- Thường xuyên làm thông thoáng lớp học.
* Chuẩn bị cơ số thuốc để phục vụ công tác phòng chống dịch: Cloramin B, Găng tay, Khẩu trang y tế, Vôi bột, Và các chất tây rửa thông thường.
3.2. Tại gia đình bệnh nhân:
- Bệnh nhân phải được cách ly tránh lây nhiễm cho người khác. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện. Không để virus lây lan sang người khác.
- Phân và chất thải bệnh nhân phải được khử trùng bằng Chloramin B.
- Quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch Chloramin B 2%.
- Đối với người chăm sóc bệnh nhân: Hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc như: hôn, sử dụng chung các dụng cụ khi trẻ bị bệnh.
- Khi trẻ có các triệu chứng bệnh Tay - Chân - Miệng không cho phép tham gia các hoạt động gặp gỡ đông trẻ khác như đến lớp, đến nơi công cộng, vui chơi…
- Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để kịp thời thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị.
4. Công tác truyền thông.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tại trường học trên hệ thống loa phát thanh các thông điệp phòng chống bệnh Tay - chân - miệng hằng tuần vào các buổi sáng đầu tuần, và thường xuyên khi có ca mắc. Ngoài ra hướng dẫn giáo viên tuyên truyền về bệnh tay – chân – miệng trên nhóm zalo của lớp để phụ huynh nắm bắt kịp thời.
- Gắn các tờ rơi áp phích tại các lớp học, bảng tin, để giáo viên, phụ huynh học sinh và các lớp tiện theo dõi.
Trên đây là kế hoạch phòng chống tay - chân - miệng của Trường Mầm Non Thanh Tân đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường nghiêm túc triển khai và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra./.
 
 

Tác giả: Mầm non Thanh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Cháo thịt gà cà rốt nấm rơm ngò rí

Bữa trưa:

Món mặn: Thịt bò xào dưa leo cà rốt cần tây
Món canh: Canh xương heo hầm khoai từ nấm đùi gà lá quế
Món rau: Bầu hấp

Bữa xế:

Dưa hấu

Bữa chiều:

Mì quảng thịt mực bông cải trắng giá ngò gai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây