KẾ HOẠCH Phòng chống bệnh COVID-19

Thứ tư - 27/01/2021 14:39
 
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN THANH TÂN                Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KẾ HOẠCH
Phòng chống bệnh COVID-19

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV, NV), học sinh (HS) trong nhà trường; nếu xảy ra dịch hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
2. Yêu cầu
Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, Trưởng phòng GD&ĐT về công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra; đảm bảo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để CBGV, NV, HS hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới tâm lý, hoạt động học tập của nhà trường và sinh hoạt của cộng đồng.
II. MỤC TIÊU
        1. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường.
        2.Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, nhà trường, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học.
        3.Phổi hợp với Trạm y tế xây dựng chương trình hành động, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.
        4.Triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại nhà trường, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh học đường, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.
III. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH
          1. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.
          2. 100% học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được theo dõi, quản lý về sức khỏe.
          3. Nhà trường chủ động  phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường họp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
        4. Nhà trường đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.
    IV. NỘI DUNG
  1. Công tác thông tin, truyền thông
         - Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ
        - Phối hợp với Trạm  y tế tổ chức tuyên truyền giáo dục CBGV, NV, HSvà cha mẹ học sinh về nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV và dịch bệnh mùa đông xuân.
      - Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, bản tin, tờ rơi, pano tại trường); tổ chức các hội nghị, chuyên đề về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và dịch bệnh mùa đông xuân trong các nhà trường
2. Công tác phòng dịch
       - Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe CBGV, NV, HS, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, ngăn chặn kip thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học.
      - Phối hợp với trạm y tế các xã, thị trấn tổng vệ sinh khuôn viên trường, lớp học; tổ chức khử khuẩn toàn bộ lớp học, các công trình cấp nước, nhà vệ sinh, thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi tại nhà trường.
     - Chỉ đạo, hướng dẫn CBGV, NV, HS thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa virus Corona như:
    (1) Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
    (2) Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch (hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn), không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt. Cho học sinh, bị sốt nghỉ học và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến bệnh; học sinh chỉ đi học khi có xác nhận đủ điều kiện của cơ quan y tế.
    (3) Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo. Sau khi sử dụng xong khăn giấy, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy rồi rửa tay.
   (4) Nếu thấy có dấu hiệu ốm, sốt, ho khi đi lại, cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
   (5) Chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín.
    (6) Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, động vật hoang dã
    (7) Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
    - Không tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa, tham quan dã ngoại, trải nghiệm; CBGV, NV, HS hạn chế tối đa đến các hoạt động lễ hội, chỗ đông người.
3. Xử lý các tình huống
      - Trường học xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng chống dịch bệnh trong phạm vi của Nhà trường theo từng tình huống.

        Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trong nhà trường
      - Phối hợp với trạm y tế tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế trường học về kỹ thuật giám sát, biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cách phối hợp xử lý ổ dịch.
      - Xây dựng thông điệp truyền thông; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kịp thời cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh nCov theo tài liệu tuyên truyền của ngành y tế để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không hoang mang lo lắng.
      - Khuyến cáo 100% CBGV, NV, HS đeo khẩu trang (có thể dùng khẩu trang vải sạch sẽ hàng ngày), rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
     - Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh trong trường học; đảm bảo các điều kiện, phương án sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.

        Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào nhà trường
     - Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của nhà trường tiến hành họp hàng ngày hoặc đột xuất khi có phát hiện trường hợp nghi ngờ hoặc nhiễm bệnh mới; tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do chủng nCov gây ra; phối hợp tích cực với ngành y tế địa phương triển khai các hoạt động phòng chống, cách ly, điều trị với các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ.
     - Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh tại các trường học để phối hợp với cơ quan y tế có biện pháp xử lý kịp thời.

Tình huống 3: Dịch bùng phát lây lan trong trường học (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát)
     - Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của nhà trường tiến hành họp hàng ngày; tiếp tục giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ 
do chủng nCov gây ra; phối hợp với ngành y tế địa phương khoanh vùng ổ dịch và cho HS nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết, phòng bệnh rộng rãi bắt buộc với toàn bộ CBGV, NV, HS trong nhà trường có ổ dịch; triển khai các hoạt động phòng chống, cách ly, điều trị với các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ.
     - Thường xuyên cập nhật thông tin, thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp; thông tin chính xác để CBGV, NV, HS không hoang mang lo lắng; có phương án, đảm bảo điều kiện, biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng trong nhà trường.


Tình huống 4: Dịch bùng phát nhiều ổ dịch lây lan trên địa bàn vượt quá khả năng đáp ứng của ngành
     - Thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện và Sở GD&ĐT.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Đối với nhà trường
      - Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nCoV; tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên y tế trường về kiến thức, kỹ thuật giám sát, biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV trong nhà trường.
     - Thường xuyên (từng ngày) cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh; công tác chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, của huyện và toàn quốc trên Trang thông tin điện tử của Nhà trường; cung cấp thông tin về tình hình và hoạt động phòng, chống dịch bệnh của Nhà trường.
     - Xử lý nghiêm túc các sai phạm và biểu dương, khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể trong nhà trường triển khai có hiệu quả, đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
     - Xây dựng kế hoạch và phương án xử trí các tình huống diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCoV gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân có thể xảy ra trên địa bàn và trong nhà trường. Phân công giáo viên chủ nhiệm hàng ngày liên hệ với phụ huynh, học sinh để nắm bắt tình hình và theo dõi sức khỏe, tình hình dịch bệnh của địa phương và của gia đình học sinh nơi cư trú.
     - Phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện phun hóa chất khử trùng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
     - Củng cố, kiện toàn phòng y tế, tăng cường trang thiết bị, dụng cụ y tế, thiết bị thiết yếu của các nhà trường đảm bảo việc ứng phó hiệu quả nhất đối với dịch bệnh.
     - Cử CBGV, NV trực 24/24 giờ tại trường học để cập nhật thông tin về dịch bệnh; tổng hợp báo cáo kịp thời về Phòng GD&ĐT theo quy định.
 2.Đối với các đoàn thể trong nhà trường
     - Tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và cách phòng tránh; về công tác chỉ đạo và kết quả phòng, chống dịch bệnh qua phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, tại các lớp học, ...)
   3.Chế độ thông tin báo cáo
     - CB, GV và NV kịp thời nắm bắt thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh theo từng buổi, báo cáo kịp thời trường hợp bất thường
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong trường  Mầm Non Thanh Tân./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây