Cách xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non.

Thứ sáu - 19/03/2021 10:22
Cách xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non.

Cách xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non.

Cách xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non.

Cách xử trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non.
Côn trùng cắn, đốt, uống phải chất lạ, điện giật... là một trong số những tai nạn rất hay xảy ra với trẻ tại gia đình. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh xử trí trong những trường hợp này.
Viêm phế quản do siêu vi ở trẻ
Loét dạ dày ở trẻ em và những biến chứng
Trẻ suy dinh dưỡng thể béo phì.
Khi trẻ bị ngã sưng đau thì phải làm thế nào?
Khi trẻ ngã hoặc va đập gây ra mảng tím bầm hoặc sưng bướu lên, bạn có thể áp lên chỗ đó nước lạnh hoặc đá lạnh trong chừng 10 phút để giảm đau và giảm độ sưng tấy. Nếu là nước lạnh thì hãy thấm nước lạnh vào một cái khăn rồi đắp lên chỗ đau. Nếu bạn dùng đá thì không nên áp trực tiếp vào chỗ đau mà bọc miếng đá vào trong một cái khăn rồi áp lên chỗ đau. Sau đó có thể bôi lên chỗ đau một chút dầu nếu trả đã lớn, với điều kiện là chỗ đau không bị rách. Với trẻ nhỏ cần có thuốc chuyên dụng hợp với lứa tuổi.
Khi trẻ bị kẹp ngón tay hoặc chân thì phải làm thế nào?
Bạn hãy nhúng ngón tay hoặc chân của trẻ vào nước lạnh sạch trong chừng 5 phút rồi lau khô chỗ đau, nếu không bị rách có thể bôi chút dầu theo nguyên tắc vừa nêu trên. Nếu bị rách, nhất là trong trường hợp móng dần bị thâm tím và đau thì nên băng ngón tay hoặc ngón chân đó lại, việc băng này vừa có ích lợi làm cho trẻ đỡ đau, vừa có tác dụng giữ được móng trong đa số các trường hợp. Nếu bạn thấy vết kẹp của bé khá trầm trọng và gây đau đớn cho bé nhiều thì trong vòng hai giờ sau khi trẻ bị kẹp, bác sĩ có thể dùng kim vô trùng chọc túi máu đọng dưới móng để giảm đau cho bé nhanh chóng. Muộn hơn hai giờ thì việc chọc này ít tác dụng do máu đã đông.
Khi trẻ bị côn trùng đốt thì cần phải làm thế nào?
Bạn có thể sử dụng chút tinh dầu bôi vào nốt côn trùng đốt cho bé
Nếu xác định được đó là côn trùng có thể gây nguy hiểm như nhện độc, ong bò vẽ, ong đất (hai loại ong này có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong trường hợp bị đốt nhiều bởi nhiều con cùng lúc) hoặc nếu trẻ có cơ địa dị ứng, tốt nhất bạn nên cho con đi khám bác sĩ ngay.
Nếu xác định được đó là loại con trùng có thể gây nguy hiểm như ong mật, ong vàng, kiến càng, muỗi, thì bạn sẽ có thể làm mấy động tác sau:
Lấy ngòi của côn trùng ra khỏi vết đốt nếu bạn nhìn thấy.
Rửa sạch chổ đó cho bé bằng xà phòng, sau đó lau khô, chấm vào đó chút nước hoa hoặc chút tinh dầu hoặc bôi mỡ chuyên dụng nếu có.
Trong trường hợp vết đốt đó sưng to, nóng đỏ thì sau khi rửa sạch như nói trên bạn có thể chườm cho con bằng cách nhúng một cái khăn mềm hoặc miếng gạc sạch vào nước lạnh sau đó vắt khô rồi đắp lên chỗ bị sưng cho bé. Bạn có thể dùng băng dính hoặc một chiếc khăn cố định lại rồi thỉnh thoảng lại thay khăn.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc.
Nếu thầy chỗ bị đốt ngày càng sưng nóng đỏ hoặc bé bị sốt thì cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.
Trẻ uống hoặc nuốt phải chất độc gì đó thì phải làm sao?
Lúc này bạn cũng cần bình tĩnh gọi xe cấp cứu, hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu ngay. Đồng thời, bạn phải chuẩn bị để trả lời thật chính xác một số câu hỏi để giúp bác sĩ chuẩn đóan được chính xác mức độ ngộ độc của trẻ như sau: Trẻ đã uống hoặc ăn phải chất gì? Số lượng bao nhiệu ? vào thời điểm nào? Những biểu hiện ngộ độc của trẻ  như thế nào? Muốn trả lời được các câu hỏi, bạn cần quan sát chỗ trẻ ngồi, các đồ vật xung quanh, cả trong túi áo, quần của trẻ. Bạn cần mang tất cả những đồ vật mà bạn nghi ngờ tới bệnh viện để đưa cho bác sĩ. Bạn không nên cho trẻ uống bất cứ thứ gì nếu bạn không có chuyên khoa. Bạn hãy đề nghị trẻ nôn ra hoặc hoặc kích thích họng cho trẻ nôn ra nếu được, nếu không làm được bạn cũng đừng cố gắng quá để mất thời gian.
Khi trẻ bị vật nuôi trong nhà cắn thì phải làm sao?
Trẻ nhỏ thường hay bị các vật nuôi trong nhà cắn hoặc cào. Nếu trẻ bị vật nuôi trong nhà cắn, bạn cần sửa sạch vết thương cho trẻ bằng nước xà phòng, sau đó đến thuốc sát trùng rồi cho trẻ tới bác sĩ để nếu cần thì phải tiêm thuốc phòng dại.Đồng thời, phải đưa con chó đã cắn trẻ đi bác sĩ thú y kiểm tra và theo dõi thật kỹ xem con chó đó có bị bệnh dại hay không? Để phòng những nguy hiểm xảy ra nên tiêm phòng dại cho chó mèo nuôi trong nhà.
Khi trẻ bị điện giật thì phải làm thế nào?
Việc đầu tiên bao giờ bạn cũng cần làm là cắt cầu dao điện. Nếu trẻ nghịch cho tay vào chốt điện, và không rút được tay ra, bạn không được kéo trẻ ra mà phải ngắt cầu dao điện. Nếu trẻ đụng vào một dây điện, bạn phải dùng  một cái que gỗ hoặc một vật cách điện để gạt dây điện đó ra. Nếu trẻ không còn thở nữa, phải thực hiện ngay phương pháp hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bánh canh thịt cua cà rốt nấm bào ngư

Bữa trưa:

Món mặn: Cá diêu hồng kho nghệ hành lá
Món canh: Canh chua thịt gà đậu bắp cà chua bạc hà rau om
Món rau: Đậu que xào

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Bún gạo thịt bò trứng cút su hào nấm rơm

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây