Bé bị suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2013 cả nước có 15% số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và đến 25,9% số trẻ suy dinh dưỡng, là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn.
Bé bị suy dinh dưỡng thường gặp từ giai đoạn bào thai, những năm đầu đời cũng như cả thời thơ ấu. Nguyên nhân có nhiều, tuy nhiên phần lớn liên quan kiến thức dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh...
Suy dinh dưỡng trẻ em ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí lực, sức khỏe và bệnh tật của trẻ trước mắt và lâu dài. Trẻ thấp còi có nguy cơ thấp chiều cao ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng tầm vóc nòi giống dân tộc. Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Biểu hiện của trẻ em bị suy dinh dưỡng
Nếu gặp những biểu hiện sau đây thì mẹ nên lưu ý vì trẻ có thể đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng:
+ Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân trong nhiều tháng liền
+ Bé hay ốm vặt, mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều lần khi tiết trời thay đổi
+ Trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc
+ Trẻ không đạt chuẩn chiều cao trung bình, thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa
+ Bé suy dinh dưỡng sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa, thường xuyên đi ngoài và đi nhiều lần
+ Trẻ chậm đi, chậm bò dù đã quá tuổi
+ Da của trẻ xanh xao, môi nhợt nhạt
Nếu bé đang có những dấu hiệu trên thì giải pháp tốt nhất là mẹ nên đưa bé đển trung tâm y tế để theo dõi rõ hơn tình trạng của bé và lắng nghe ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Những hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em
Tuy bé bị suy dinh dưỡng không gây ra những hậu quả nguy hiểm tức thời nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển về trí não của bé, sau đây là một số tác động xấu bé có thể gặp phải mẹ nên lưu ý:
+ Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Dễ mắc bệnh nhiễm trùng
- Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... thường nặng, kéo dài. Trẻ bệnh ăn uống kém nhưng nhu cầu năng lượng gia tăng làm cho suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
+ Chậm phát triển thể chất, tâm thần
- Giảm phát triển tất cả các cơ quan.
- Giảm phát triển hệ cơ xương, ảnh hưởng chiều cao, tầm vóc.
- Giảm phát triển trí não: Do thiếu dưỡng chất cho não (chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, taurine...) trẻ chậm chạp, giao tiếp xã hội thường kém, giảm học hỏi, tiếp thu.
+ Và nhiều hậu quả khác
- Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng do thấp chiều cao.
- Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành.
- Dễ trở thành người phụ nữ thấp bé/trẻ gái suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng.
Phòng tránh suy dinh dưỡng trẻ em
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
+ Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ có thai và cho con bú, đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, cân nặng và chiều dài đạt chuẩn.
+ Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
+ Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý
- Tập cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.
- Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, rau trái cây), không kiêng khem.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán...
- Chọn lựa thực phẩm tươi mới, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
- Nấu thức ăn chín kỹ.
+ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Giải pháp khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Nếu bé đang gặp phải tình trạng bị suy dinh dưỡng, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, trong giai đoạn này cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tránh cho bé ăn dặm quá sớm, duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, cho trẻ ăn đủ bữa, từ 4 đến 6 tháng cần cân đối đủ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó cần cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và thể trạng, cùng một số biện pháp khác các mẹ cần lưu ý như:
+ Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, đủ liều, đủ thời gian.
+ Chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian trẻ bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
+ Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.
+ Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.
Hy vọng với những chia sẻ trên của chuyên gia Nutifood về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả cũng như một số giải pháp cho bệnh suy dinh dưỡng trẻ em sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn, giúp con thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, tăng cân khỏe mạnh và bắt kịp các bạn bè đồng trang lứa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bánh canh thịt cua cà rốt nấm bào ngư
Bữa trưa:Món mặn: Cá diêu hồng kho nghệ hành lá
Món canh: Canh chua thịt gà đậu bắp cà chua bạc hà rau om
Món rau: Đậu que xào
Sữa chua
Bữa chiều:Bún gạo thịt bò trứng cút su hào nấm rơm
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến