BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, NGUY HẠI KHÔNG TƯỞNG!

Thứ tư - 27/01/2021 14:09
BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, NGUY HẠI KHÔNG TƯỞNG!
 
BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, NGUY HẠI KHÔNG TƯỞNG!

                                             BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM, NGUY HẠI KHÔNG TƯỞNG!
Theo quan niệm dân gian, trẻ em mũm mĩm, mâp mạp mới được cho là khỏe mạnh, béo tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngày nay tỷ lệ trẻ bị bệnh béo phì ngày càng tăng cao. Vậy thì, quan niệm trẻ béo tốt có cần phải xem lại?
Bé ăn nhiều một cách không hợp lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, ngay khi từ những năm đầu đời của bé, bạn cần có cách nhận biết bệnh trẻ em này để nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục.
Tình trạng trẻ em béo phì ở Việt Nam
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi (tiền học đường) tại TP.HCM tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua. Từ 3,7% lên 11,5%; tỷ lệ này ở học sinh các cấp (học đường) cũng tăng gấp đôi, từ 11,6% lên 21,9%.
Thế nhưng, một nghiên cứu tại TP.HCM lại cho thấy có tới 53% phụ huynh hoàn toàn không nhận biết là con mình bị thừa cân béo phì mà vẫn cho là trẻ đang bình thường?
Thậm chí ở một nghiên cứu khác có 30% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn con tăng cân thêm bởi “sợ con ốm, mọi người sẽ chê cười”.
Đây thực sự là một hồi chuông đáng báo động, cho thấy ý thức dự phòng và điều trị bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức.

Nhiều gia đình đã sai lầm khi có quen niệm trẻ em càng béo càng tốt
Tác hại của bệnh béo phì với trẻ em
Chúng ta cần biết, béo phì ở trẻ em trước tiên sẽ khiến cho trẻ nặng nề, phản xạ kém, dễ bị tai nạn. Khi tăng cân quá nhanh, trẻ sẽ  phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như rạn da, biến dạng xương chân, khó thở hay có những cơn ngừng thở lúc ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Trẻ béo phì thường dậy thì sớm nên sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tình trạng thừa cân của trẻ tiền học đường (dưới 5 tuổi) nếu không được điều trị sẽ làm cho trẻ tiếp tục béo dai dẳng cho tới lớn.
Mức độ béo phì sẽ ngày càng tăng nên việc điều trị muộn về sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Béo phì ở trẻ em cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường type 2… Gây ra nhiều hậu quả nguy hại về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời.
Thực tế này cũng đã được chứng minh tại các phòng khám nhi, với số lượng trẻ béo phì lứa tuổi học đường đến khám và điều trị ngày càng gia tăng. Nặng nề hơn, trẻ có thể phải sống lệ thuộc vào thuốc và gặp nhiều biến chứng hơn.

Đề phòng bệnh béo phì ở trẻ em

Việc phòng ngừa béo phì ở trẻ em cần được thực hiện từ sớm mới có tác dụng. Đừng để đến lúc trẻ đã và đang bị béo phì thì lúc này việc giảm cân cho bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Việc duy trì việc tăng cân đều đặn và theo mức chuẩn mỗi tháng là cách tốt nhất ngăn chặn bé bị thừa cân và béo phì.
Để thực hiện được điều này, ngay từ những năm đầu đời, bạn cần duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt đều đặn để vừa đảm bảo sự phát triển đều đặn và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Các mẹ hãy đảm bảo nguồn dinh dưỡng đủ chất trong mỗi bữa ăn của trẻ, có sự xuất hiện của rau củ, tinh bột, chất béo,… Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng này cần cân bằng và chỉ nên cho bé ăn đủ no chứ không nên ăn quá nhiều.
Đồng thời, không để trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên cho bé ăn trái cây, nước ép hoa quả tươi là phù hợp nhất. Ngoài ra, nhằm ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc bệnh béo phì, bạn cần luôn khuyến khích trẻ vận động với các trò chơi lành mạnh mỗi ngày.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bánh canh thịt cua cà rốt nấm bào ngư

Bữa trưa:

Món mặn: Cá diêu hồng kho nghệ hành lá
Món canh: Canh chua thịt gà đậu bắp cà chua bạc hà rau om
Món rau: Đậu que xào

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Bún gạo thịt bò trứng cút su hào nấm rơm

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây