BIỂU HIỆN THIẾU VITAMIN A

Thứ ba - 16/03/2021 10:31
BIỂU HIỆN THIẾU VITAMIN A

Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin? Đáp ứng những thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt một số biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin và cách dự phòng để bạn đọc tiện tham khảo.
Thiếu vitamin A
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường... sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi. Dự phòng và điều trị: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan... Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.
Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít... Dự phòng và điều trị: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
Thiếu vitamin C, E
Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu... Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi...
Thiếu vitamin PP
Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận. Điều trị và dự phòng: cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.
Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K. Dự phòng: cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Thiếu vitamin D hay bệnh còi xương
Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D. Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá... Trong thời gian mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết). Nếu trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, ngày thứ 8 sau khi đẻ cho trẻ uống vitamin D.
Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.
BS. Phạm Thu Thủy



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bánh canh thịt cua cà rốt nấm bào ngư

Bữa trưa:

Món mặn: Cá diêu hồng kho nghệ hành lá
Món canh: Canh chua thịt gà đậu bắp cà chua bạc hà rau om
Món rau: Đậu que xào

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Bún gạo thịt bò trứng cút su hào nấm rơm

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây